Ký hiệu của các hành tinh Ký hiệu thiên văn

Bài chi tiết: Ký hiệu hành tinh
Ảnh mô tả về cung hoàng đạo và các hành tinh cổ điển vào thời trung cổ. Các hành tinh được đại diện bởi bảy khuôn mặt người.

Ký hiệu của các hành tinh cổ điển xuất hiện trong nhiều mật mã Byzantine thời trung cổ, trong đó nhiều lá số tử vi cổ xưa đã được lưu giữ.[2] Các ký hiệu viết về Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao MộcSao Thổ bắt nguồn từ các hình thái được tìm thấy trong các văn bản giấy cói của Hy Lạp thời kỳ cuối.[9] Các ký hiệu của Sao Mộc và Sao Thổ được xác định bằng chữ lồng của tên các vị thần Hy Lạp tương ứng, và ký hiệu của Sao Thủy là một cây caduceus cách điệu.[9] Theo Annie Scott Dill Maunder, tiền thân của các ký hiệu hành tinh được sử dụng trong nghệ thuật để đại diện cho các vị thần gắn liền với các hành tinh cổ điển. Bình đồ địa cầu của Bianchini, được nhà triết học Francesco Bianchini phát hiện vào thế kỷ 18 và được chế tạo vào thế kỷ 2,[27] đã chỉ ra rằng sự nhân cách hoá các thần hành tinh của người Hy Lạp được tính trong các phiên bản đầu tiên của ký hiệu hành tinh: Ký hiệu của Sao Thủy là một cây gậy caduceus, Sao Kim là một vòng cổ của nữ thần và một sợi dây có gắn các vòng cổ khác, Sao Hỏa là ngọn giáo, Sao Mộc là cây trượng, Sao Thổ là lưỡi hái, Mặt Trời là một vòng tròn có các dòng tia bắn ra từ nó, Mặt Trăng là một cái mũ đính thêm trăng lưỡi liềm.[28]

Một sơ đồ trong Bản yếu lược Chiêm tinh học thế kỷ 12 của nhà thiên văn học của Đế quốc Byzantine Johannes Kamateros cho thấy ký hiệu Mặt Trời được biểu thị là vòng tròn có một dòng tia, Sao Mộc là chữ Zeta (chữ cái đầu tiên của vị thần Zeus, phiên bản Hy Lạp của vị thần La Mã Jupiter), Sao Hỏa là một tấm khiên có một ngọn giáo bắt chéo, và các hành tinh cổ điển còn lại là các ký hiệu giống với các hành tinh hiện đại, không có dấu chéo ở dưới các phiên bản hiện đại của ký hiệu Sao Thủy và Sao Kim. Những dấu chéo này xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ 16. Theo Maunder, việc bổ sung các dấu chữ thập dường như là "một nỗ lực nhằm mang lại nét Cơ đốc giáo đến ký hiệu của các vị thần ngoại giáo trước đây".[28]

Các ký hiệu của Sao Thiên Vương được tạo ra ngay sau khi phát hiện ra nó. Một ký hiệu của Sao Thiên Vương là , do Johann Gottfried Koehler sáng tạo và được Bode tinh chỉnh, nhằm đại diện cho kim loại mới được phát hiện là bạch kim. Vì bạch kim (thường được gọi là vàng trắng) được các nhà hóa học tìm thấy khi pha trộn với sắt, nên ký hiệu của bạch kim kết hợp với ký hiệu thuật giả kim đối với các nguyên tố hành tinh là sắt ♂ và vàng ☉.[29][30] Một ký hiệu khác , được Joseph Jérôme Lefrançois de Lalande đề xuất vào năm 1784. Trong một lá thư gửi đến người khám phá Sao Thiên Vương là William Herschel, Lalande đã mô tả nó: "un Globe surmonté par la première lettre de votre nom" ("một quả cầu nằm bên dưới chữ cái đầu trong tên của ông").[31] Ngày nay, ký hiệu của Köhler phổ biến hơn trong giới thiên văn học và ký hiệu của Lalande phổ biến hơn trong giới chiêm tinh học, mặc dù không có gì lạ khi nhìn thấy từng ký hiệu trong văn cảnh khác.[32]

Một số ký hiệu đã được đề xuất cho Sao Hải Vương đi kèm với những cái tên gợi ý cho hành tinh này. Cho rằng mình có quyền đặt tên cho hành tinh mà mình khám phá, Urbain Le Verrier ban đầu đề xuất cái tên Neptune[33] và ký hiệu của hành tinh là một cây đinh ba,[34] trong khi ông lại tuyên bố sai rằng tên gọi này đã được "Bureau des Longitude" của Pháp chính thức công nhận.[33] Vào tháng 10, ông tìm cách đặt tên cho hành tinh này là Le Verrier, và ông nhận được sự ủng hộ trung thành từ giám đốc Đài quan sát là François Arago,[35] người lần lượt đề xuất ký hiệu mới cho hành tinh ().[36] Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối gay gắt từ bên ngoài nước Pháp.[35] Niên lịch của Pháp nhanh chóng giới thiệu lại cái tên Herschel cho Sao Thiên Vương, theo tên của nhà thiên văn học William Herschel, và Le Verrier cho hành tinh mới.[37] Giáo sư James Pillans của Đại học Edinburgh đã giữ tên gọi Janus cho hành tinh mới và đề xuất về ký hiệu của hành tinh.[34] Trong khi đó, nhà thiên văn học người Đức gốc Nga Friedrich Georg Wilhelm von Struve đã đặt tên là Neptune cho Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg vào ngày 29 tháng 12 năm 1846.[38] Vào tháng 8 năm 1847, "Bureau des Longitude" công bố quyết định tuân theo thông lệ thiên văn phổ biến và áp dụng lựa chọn Neptune, trong đó Arago không dự đến quyết định này.[39]

Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) không khuyến khích việc sử dụng các ký hiệu này trong các bài báo, mặc dù chúng vẫn diễn ra.[40] Trong một vài trường hợp nhất định khi các ký hiệu hành tinh có thể sử dụng, chẳng hạn như trong các tiêu đề của bảng, Bản hướng dẫn thể văn của IAU cho phép một số chữ viết tắt một và (để phân biệt Sao Thủy và Sao Hỏa) đối với tên của các hành tinh.[41]

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Hành tinhTên viết tắt của
IAU
Ký hiệu
 Unicode
Định dạng
Unicode
Đại diện cho
Sao ThủyH, Me
[15][42]
U+263F
(dec 9791)
Cây gậy caduceus của vị thần Mercury, với một chữ thập ở dưới.[9]
Sao KimV
[15][42]
U+2640
(dec 9792)
Vòng cổ hoặc gương bằng đồng của nữ thần Venus, với một chữ thập ở dưới.[21][42]
Trái ĐấtE
[15][42]
U+1F728
(dec 128808)
🜨Bốn góc của thế giới chia ra bởi bốn dòng sông xuống từ Eden.[43][lower-alpha 1]

[15][21][22]
U+2641
(dec 9793)
Cây thánh giá quả cầu.
Sao HỏaM, Ma
[15][42]
U+2642
(dec 9794)
Khiên và giáo của vị thần Mars.[21][42]
Sao MộcJ
[15][42]
U+2643
(dec 9795)
Chữ zeta với nét được viết tắt (trong tên của Zeus, phiên bản Hy Lạp của vị thần La Mã Jupiter.[9]
Sao ThổS
[15][42]
U+2644
(dec 9796)
Chữ kappa-rho với nét được viết tắt (trong tên của Cronos, phiên bản Hy Lạp của vị thần La Mã Saturn) với một chữ thập.[9]
Sao Thiên VươngU
[29][30]
U+26E2
(dec 9954)
Ký hiệu của nguyên tố được mô tả gần đây là bạch kim, được tạo ra để thêm ký hiệu cho Sao Thiên Vương.[29][30]

[22][23][42]
U+2645
(dec 9797)
Một quả cầu được gắn lên bởi chữ "H"(Theo tên của nhà thiên văn William Herschel, người khám phá ra Sao Thiên Vương).[31]
Sao Hải VươngN
[15][23]
U+2646
(dec 9798)
Cây đinh ba của vị thần Neptune.

[36][42]
U+2BC9
(dec 11209)
Một quả cầu gắn lên bởi các chữ cái "L" và "V" (theo tên của nhà thiên văn học Urbain Le Verrier, người khám phá ra Sao Hải Vương).[36][42]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ký hiệu thiên văn https://archive.org/details/americandiction00paskg... https://archive.org/details/americandiction00paskg... https://www.unicode.org/charts/PDF/U2600.pdf https://www.unicode.org/charts/PDF/U2B00.pdf https://www.unicode.org/charts/PDF/U1F300.pdf https://www.unicode.org/charts/PDF/U1F700.pdf https://archive.org/details/evolutionofstars0000sa... https://archive.org/details/evolutionofstars0000sa... https://archive.org/details/bub_gb_Tq_DT8yrnn4C https://archive.org/details/bub_gb_Tq_DT8yrnn4C/pa...